Nếu bạn đang chuẩn bị dấn thân vào con đường kinh doanh hoặc có thể bạn đang xem chương trình “CEO – chìa khóa thành công” trên VTV1, bạn có thắc mắc CEO là gì? Vai trò của CEO như thế nào? Trang vàng trực tuyến giới thiệu đến bạn một số kiến thức cơ bản về CEO và vai trò của CEO trong tổ chức, doanh nghiệp.
CEO là gì?
CEO là từ viết tắt của Chief Executive Officer (Giám đốc điều hành), là từ ngữ được bắt nguồn từ Mỹ sau đó sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam cũng thường gọi tổng giám đốc điều hành, tổng giám đốc hay giám đốc đều là CEO. Thường tại các công ty lớn, chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành là hai cá nhân khác nhau và CEO chịu sự quản lý của chủ tịch hội đồng quản trị. Tuy nhiên cũng có một số công ty hai vị trí này là một người.

Vai trò của CEO
Để hiểu hết được vai trò của CEO trong tổ chức, doanh nghiệp; trang vàng trực tuyến nêu ra một số nhiệm vụ của CEO như sau:
- Vạch ra những chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn của công ty. Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, xây dựng hướng đi cụ thể cho công ty.
- Chỉ đạo và điều hành công tác xây dựng, thực hiện triển khai những kế hoạch kinh doanh do hội đồng quản trị phê duyệt. Đảm bảo công ty có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
- Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, sức tăng trưởng của công ty.
- Đưa những đề xuất nhằm hoàn thiện công ty.
- Quản lý thương hiệu, quản lý truyền thông: Xây dựng, phát triển đồng thời quảng bá hình ảnh và thương hiệu của công ty, văn hóa của công ty.
- Thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
- Là người đại diện công ty đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại.
- Phê duyệt những vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.
- Tổ chức, điều hành, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.
- Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
- Phát triển nhân lực, quản lý nhân sự: Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt những chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt những kết quả đánh giá nhân viên, xác định kết quả khen thưởng. Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả.

Ngoài ra, CEO còn điều hành nhiều công việc khác của tổ chức, doanh nghiệp.
Trên đây là một số kiến thức về CEO mà trang vàng trực tuyến giới thiệu đến bạn đọc. Còn rất nhiều kiến thức lĩnh vực mà CEO cần phải nắm, các bạn sẽ tìm hiểu trong các bài sau. Hy vọng những kiến thức cơ bản này sẽ giúp bạn bước đầu tiếp cận đến khái niệm CEO.