Doping là gì? Tại sao trong thể thao doping bị cấm?

Trong các môn thể thao bạn thường xuyên nghe đến từ doping nhưng không biết Doping là gì? Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về chủ đề này.

Doping là gì?

Doping là tên gọi chung của các nhóm chất kích thích bị cấm giúp tăng cường thể lực, cơ bắp, sự tập trung, … nhằm đạt thành tích cao trong thể thao. Thuật ngữ doping được sử dụng rộng rãi ở tất cả các môn thể thao.

Việc sử dụng doping được coi là phi đạo đức, và do đó bị hầu hết các tổ chức thể thao quốc tế, bao gồm cả Ủy ban Olympic quốc tế cấm sử dụng.

Có 3 dạng doping thông dụng là: doping máu, doping cơ và doping thần kinh.

Doping máu giúp tăng cường sự vận chuyển oxy qua hồng cầu.

Doping cơ giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp. Loại này thường được các vận động viên điền kinh, bóng đá … xử dụng.

Doping thần kinh có tác dụng ngăn chặn sự phản hồi của cơ bắp tới hệ thần kinh khiến cơ thể không cảm thấy mệt mỏi khi vận động.

Vì sao trong thể thao doping bị cấm?

Như định nghĩa doping là gì ở trên thì những chất bị cấm này được sử dụng để đạt được một lợi thế không công bằng làm giảm đáng kể tinh thần cạnh tranh.

Theo tuyên bố của Cơ quan chống doping quốc tế (WADA), mục đích của chương trình chống doping là bảo vệ quyền cơ bản của vận động viên để tham gia môn thể thao không doping và do đó thúc đẩy sức khỏe, sự công bằng và bình đẳng cho các vận động viên trên toàn thế giới.

Lý do quan trọng nhất doping là một vấn đề lớn, thực tế là nhiều trong số các chất này có thể có tác dụng phụ có hại và lâu dài.

Ảnh hướng đến tim mạch: Nhịp tim không đều, huyết áp tăng, đau tim, đột tử …

Hệ thần kinh trung ương: mất ngủ, lo lắng, trầm cảm, đau đầu, rối loạn tâm lý, run rẩy, chóng mặt, đột quỵ ..

Hô hấp: chảy máu mũi, viêm xoang …

Hóc môn: Doping có thể khiến nữ giới bị nam hóa. VĐV nữ có xu hướng giọng nói trầm lại, mọc râu, mọc lông, rối loạn kinh nguyệt …

Còn VĐV nam có nguy cơ giảm kích thước tinh hoàn, tinh dịch giảm, liệt dương …

Những chất nào bị cấm sử dụng?

Một số loại thuốc bị cấm cả trong và ngoài cuộc thi do đặc tính tăng cường hiệu suất của chúng, trong khi những loại khác chỉ bị cấm trong khi thi đấu. Mỗi tổ chức lại có một danh sách các chất bị cấm khác nhau.

Có nhiều trường hợp về các loại thuốc thường được sử dụng có thể được cho phép bởi một nhóm và không được phép bởi một nhóm khác.

Một số chất doping cấm sử dụng: Steroid, Strychnine, chất gây hưng phấn, chất giảm đau gây nghiện, chất lợi tiểu …

Đối với các vận động viên cần một loại thuốc bị cấm vì lý do y tế hợp pháp, các cơ quan chống doping cung cấp cách để vận động viên có thể sử dụng thuốc là yêu cầu sử dụng miễn trừ trị liệu (TUE).

Vận động viên phải có một bác sĩ điền vào mẫu TUE chứng minh rằng vận động viên cần thuốc để điều trị tình trạng y tế của họ và loại thuốc không bị cấm thay thế không có sẵn hoặc không đủ điều trị cho tình trạng của họ.

TUE được xem xét bởi một ủy ban y tế, cho phép vận động viên uống thuốc hoặc từ chối yêu cầu của vận động viên.

>> Xem thêm: CSR là gì?